Những điều kiêng kỵ khi sửa mộ, xây mộ
Mộ đá Ninh Bình chia sẻ: Không chỉ khi xây dựng mộ mới mà trong quá trình sửa chữa mộ thì để đảm bảo yếu tố phong thủy, không phạm sai lầm hay gây điều không đúng với người đã khuất thì gia chủ cũng cần lưu ý những điều kiêng kỵ khi sửa mộ, xây mộ hay di dời mộ (di chuyển mộ) tương tự dưới đây.
Khi nào thì nên tu sửa mộ?
Nội dung
Việc tu sửa mộ cần được thực hiện khi phát hiện các tình trạng như: nứt vỡ, sụt lún,..Thực tế thì đây là những hiện tượng dễ xảy ra khi mộ được xây dựng 1 thời gian dài và chịu những tác động từ thời tiết, thiên nhiên. Vậy nên đối với các ngôi mộ đã cũ, đã xây dựng từ lâu thì việc sửa chữa là vô cùng cần thiết.
Cũng có những trường hợp tâm linh như gia đình đang yên ổn thì bỗng dưng 1 ngày có rất nhiều chuyện kỳ lạ hay không may xảy ra liên tục. Lúc này, chắc chắn gia chủ cần quan tâm kiểm tra đến mộ phần của ông bà, tổ tiên hay những người thân đã mất xem có vấn đề gì không, có cần điều chỉnh lại vị trí không?
Bên cạnh đó, nếu gia đình thường xuyên có người bị bệnh tật, ốm yếu hoặc tiền tài, của cải cứ dần tiêu tán thì cũng nên xem xét để tu sửa mộ phần. Ngoài ra 1 tình huống nữa đó là khu vực cây cối xung quanh mộ tự nhiên đều chết dù vẫn đang phát triển xanh tốt.
Những điều kiêng kỵ khi sửa mộ cần lưu ý ngay
Để mang tới bình an cho các thành viên trong nhà thì gia chủ cần lưu ý ngay những kiêng kỵ khi sửa mộ mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Không chọn ngày tháng xấu để tu sửa mộ
Theo quan niệm dân gian thì thời điểm phù hợp để tiến hành sửa mộ chính là từ đầu tháng 8 – tháng 12 âm lịch hoặc trước dịp tết Thanh Minh hàng năm. Sở dĩ như vậy vì đây là khoảng thời gian ít mưa, quang đãng nên thuận lợi cho việc xây sửa mộ.
Còn đối với ngày và giờ cụ thể để thực hiện sửa mộ thì gia chủ nên nhờ thầy phong phú tư vấn và chọn thời gian chính xác, phù hợp nhất. Tuy nhiên, người ta thường chọn ngày sửa mộ dựa theo phương pháp chính tông kết hợp Tam hợp phái và kỳ môn độn giáp. Theo đó, phù sơn và tương hợp trạch chủ, hóa giải cục xấu, nạp Thiên khí, Địa khí phù long tương chủ.
Không chọn thời điểm tu sửa mộ xấu
Bên cạnh ngày và tháng tốt thì cũng nên chọn giờ tốt để bắt đầu sửa mộ. 1 trong những điều kiêng kỵ khi sửa mộ đó là không được phạm vào thời gian nguyệt kỵ, hắc đạo. nguyên tận hay tam nương.
Không chọn vị trí đặt mộ sai
Nên ưu tiên đặt mộ phần tại những nơi yên tĩnh và tránh các khu vực đường phố quá tấp nập, ồn ào, náo nhiệt. Bởi theo quan niệm thì như vậy sẽ phạm phải âm trạch từ đó vướng phải nhiễu loạn và gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của con cháu sau này.
Đồng thời, nơi đặt mộ sau sửa nên chọn vị trí có nhiều cây xanh che chắn. Lý do vì nếu quá trơ trọi thì sẽ dẫn đến bị “phong sát”. Theo đó, bốn bề đón giá tan tác và khiến cho gia đình dễ gặp phải các nghịch cảnh không tốt.
Bên cạnh đó, cũng nên tránh các địa hình đất đai lồi lõm và khô cằn khi đặt mộ. Không nên đặt mộ tu sửa cạnh mạch nước ngầm bởi mộ sẽ rất dễ bị sụp lún cũng như gây ảnh hưởng tới chất lượng của nguồn nước.
Không nên đặt mộ cạnh cây lớn vì khi cây sinh trưởng thì rễ cây sẽ dễ đâm vào hài cốt của người mất và dẫn tới con cháu bị tổn phúc.
Không xây sửa mộ sai kích thước
Theo phong thủy thì việc sửa mộ cần tuân thủ theo đúng kích thước mộ ốp gạch chuẩn. Thông thường, thước sẽ bao gồm có 8 cung.Trong đó, gia chủ cần lưu ý tránh 4 cung không tốt là: cung hiểm họa, cung cô độc, cung thiên tặc và cung thiên tai.
Không đặt mộ quay về sai hướng
Hướng đặt mộ được tính từ đầu mộ tới chân mộ. Thực tế thì hướng đặt mộ khi sửa sang cũng không kém gì với hướng xây nhà.
Nên tránh đặt mộ vào các hướng Hoàng Tuyền và Không Vong. Bởi đây là 2 hướng xấu nhất theo phong thủy. Nếu đặt mộ theo hướng này thì không những gây ảnh hưởng tới người quá cố mà còn hệ lụy tới cả con cháu.
Không lựa chọn các chất liệu kém chất lượng khi sửa mộ
Chất liệu là yếu tố quan trọng cần lưu ý khi sửa mộ bởi nó sẽ quyết định tới chất lượng, tính thẩm mỹ và độ bền của mộ. Hiện nay, rất nhiều khách hàng lựa chọn xây sửa mộ bằng các loại đá tự nhiên Yên Bái. Đây được xem là chất liệu có chất lượng cao và độ bền theo thời gian rất tốt.
Cần thực hiện các lễ nghi trước khi sửa mộ
Trước khi bắt đầu tiến hành sửa chữa mộ thì gia chủ cần phải sắm lễ cúng để báo cáo ý định tu sửa lăng mộ cũng như xin phép gia tiên dòng họ. Mâm cúng lễ này chỉ cần chuẩn bị đơn giản với: xôi, thịt, trầu cau, hoa quả,.. và bài văn khấn sửa mộ.
Bên cạnh đó cũng cần làm lễ để cúng thổ công, thổ địa ở khu sửa chữa mộ để xin phép được sửa mộ.
Sau khi hoàn thành các nghi thức và công việc sửa mộ thì gia đình cần chuẩn bị bài văn khấn tạ mộ mới xây cũng như mâm cúng. Điều này nhằm báo cáo với gia tiên cũng như thần thổ địa là đã hoàn thiện việc sửa mộ.
>>> Xem thêm sản phẩm: Mộ đá đơn khi xây, sửa mộ đá cho ông bà, cha mẹ
Những lưu ý khi di chuyển mộ phần để sửa sang
Một trong những điều kiêng kỵ khi sửa mộ chính là cần lưu ý khi di dời mộ phần sang vị trí khác. Cụ thể:
- Khi chọn đất và chọn vị trí mới để chuyển mộ thì đó phải là vị trí đất tốt được quyết định bởi gia chủ hoặc trưởng họ hay theo tư vấn của thầy phong thủy.
- Không chuyển mộ đến nơi có vị trí đón gió lùa.Bạn có thể kiểm tra bằng cách đốt lửa. Nếu ngọn lửa không di chuyển thì nên lựa chọn vị trí này.
- Khi đặt mộ ở nơi mới thì cần sử dụng giấy vàng để rải xuống bên dưới. Điều này mang ý nghĩa dùng cổ tiền để thực hiện công việc được gọi là Ấp mộ.
Trên đây chính là những kiêng kỵ khi xây mộ cần lưu ý mà ĐÁ MỸ NGHỆ NINH BÌNH – Tư vấn, thiết kế xây mộ đá; sửa mộ đá; lăng mộ đá uy tín, thương hiệu tại làng nghề đá truyền thống Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình muốn chia sẻ đến quý khách. Hy vọng rằng qua bài viết này thì bạn sẽ tránh được những điều không nên làm khi tiến hành sửa sang mộ phần ông bà, cha mẹ và tổ tiên.